“Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn ngây thơ.”
Từ khi còn bé, cha mẹ nên tận dụng khoảng thời gian thích hợp này để xây dựng tính cách cho trẻ. Người lớn dành rất nhiều thời gian làm cha mẹ và cố gắng chơi cùng con, ăn cùng con. Thậm chí cùng con là bài tập về nhà. Nhưng cha mẹ có thường xuyên dành thời gian giúp con tự tin hơn vào bản thân? Dưới đây là 10 cách đơn giản để thực hiện điều đó.
“Để mẹ làm cho.” Tôi thường nói như vậy với con trai khi buộc dây giày cho bé. Hoặc lần đầu tiên con cố gắng tự rót nước. Thậm chí khi bé yêu đang tỏ vẻ vật lộn để lấy đồ chơi kể cả chúng trong tầm với của con.
Tôi luôn giúp đỡ con mọi lúc trước cả khi chúng yêu cầu bất cứ sự giúp đỡ nào. Và không phải một mình tôi như vậy. Tôi biết nhiều cha mẹ có “bản năng” giúp đỡ con cái của họ. Nhưng đôi khi một bàn tay dang rộng đang giữ chúng lại thay vì để chúng di chuyển về phía trước?
Khi tôi luôn dặn chúng phải làm mọi thứ theo cách này, tôi e ngại con sẽ có thể thiếu khả năng tự lập. Và tôi nhận ra mình phải chỉ chúng cách giúp con tự tin hơn vào bản thân. Do đó, tôi đã đưa ra một số phương pháp để vun đắp sự tự tin dần dần cho con.
-
Không bao giờ chê cười ý tưởng của con, dù nó có kì cục đến đâu.
Giống như người lớn, trẻ luôn muốn được tỏ ra nghiêm túc. Khi chúng cảm thấy bị chế nhạo, chúng có bản năng tức giận. Có khi là đóng cửa và không chia sẽ những ý tưởng của chúng nữa. Vì chúng sợ sẽ lại bị đối xử tương tự! Xét cho cùng, trẻ em tự nhiên nhìn thế giới khác với lăng kính của chúng ta. Hãy tỏ ra ngạc nhiên khi bạn cho con thấy rằng chúng được lắng nghe. Rằng bạn coi trọng ý tưởng của chúng.
Chính vì thế nếu con muốn bạn quay phim cho bé, với những kiểu tạo dáng kì cục. Hãy hưởng ứng và đừng chê cười! Bởi lẽ, mỗi đứa trẻ sẽ đều có những cách thể hiện tính cách riêng của chúng.
2. Thử để chúng tiếp xúc với người lạ.
Con gái của tôi rất thích bảo mẹ chụp ảnh cho. Và có lần tôi đã dẫn bé đi chụp ảnh. Nhưng không phải là tôi chụp như mọi khi, mà là những người con chưa gặp. Tôi để bé ở lại chụp và kiếm cơ ra ngoài. Dễ đoán là ban đầu cô bé chả thoải mái chút nào khi tạo dáng trước người lạ. Nhưng sau một lúc, bé thực sự mạnh dạn tạo các tư thế chụp ảnh đáng yêu.
3. Cho trẻ tìm hiểu một vài loại nhạc cụ.
Mặc dù tôi không cho rằng việc áp đặt sở thích hay đam mê cá nhân lên trẻ là tốt. Dẫu vậy việc tìm hiểu một loại nhạc cụ lại đem lại kết quả tích cực mà ta khó có thể bỏ qua. Ngay khi trẻ có khả năng nhận thức và hứng thú với loại nhạc cụ nào đó. Việc chơi nhạc có thể giúp chúng bớt căng thẳng và để chúng tự giác hơn.
4. Hãy để con phụ bạn trong nhà bếp.
Sợ con bị bỏng? Sợ con đứt tay? Sợ con sẽ làm bừa bộn mọi thứ hơn? Có vô vàn nỗi sợ mà các mẹ nghĩ tới khi để con vào bếp. Nhưng chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi con dần có những trải nghiệm khi vào bếp cùng ban. Trước khi bắt đầu bữa ăn, và con bạn cũng giúp bạn dọn bát đũa. Chắc hẳn bạn sẽ thấy rất vui và đừng kiệm lời khen cho bé nhé! Bé sẽ rất vui khi giúp được bạn, và cả sự hãnh diện nữa.
5. Chúc mừng những thành công của con.
Tôi không nói đến việc trao huân chương khi bé chịu ăn rau. Tôi không phải người quá tin tưởng rằng mỗi bé đều có một danh hiệu. Nhưng kinh nghiệm cho thấy bé thực sự thích thú khi được khen là cố gắng và tiến bộ, như một lẽ tự nhiên. Đặc biệt, nó càng quan trọng khi những nỗ lực của chúng được ghi nhận. Rằng con sẽ nhận ra là mình có khả năng tuyệt vời.
Thí dụ như con của bạn có một vở kịch ở trường, được quay phim trải nghiệm nghề nghiệp cho bé. Sẽ có chút xấu hổ, ngại ngùng, nhưng con đã làm được. Hãy thể hiện rằng bạn trầm trồ trước khả năng của con.
6. Hãy để con dạy bạn một điều gì đó.
Không thể phủ nhận, trẻ em có khả năng nhìn nhận theo hướng khác biệt và nhanh nhạy. Sau một ngày học, bạn có thể hỏi con đã học được gì. Và để con “dạy” lại bạn những kiến thức bé được học. Việc để trẻ nói ra và lập luận kiến thức của mình sẽ giúp con tự tin hơn vào bản thân.
7. Để trẻ thỏa sức sáng tạo.
Như một tờ giấy trắng, bé có thể vẽ ra, sáng tạo vô vàn những điều kì thú. Có khi là những ý tưởng quay phim cho bé mới lạ. Có khi là một bức tranh mới con vừa vẽ. Hay thậm chí là khi đang kể chuyện, bạn hỏi con điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Để trẻ tự vẽ nên thế giới tưởng tượng của mình và tôn trọng suy nghĩ đó. Đây chính là cách dần dần tạo cho con sự tự tin hơn vào bản thân.
8. Làm gương cho con.
Muốn giúp con tự tin hơn vào bản thân, trước tiên bạn cũng phải thế. Hãy tự tin trong chính những hành động của bạn để trẻ có thể bắt chước. Không hề ngoa khi nói con cái là bản sao của bố mẹ. Làm sao trẻ lại có thể mạnh dạn, tự tin khi bố mẹ chúng luôn khép nép, e dè?
9. Lắng nghe con kể vấn đề của mình.
Người lớn có cả trăm công, nghìn việc phải lo lắng. Hàng nghìn vấn đề phải đối mặt. Dẫu vậy hãy dành thời gian lắng nghe những vấn đề của con. Bé để bạn lắng nghe những suy nghĩ của con, tức là khiến bé cảm thấy tin tưởng. Và cảm thấy an toàn trong gia đình mình.
10. Hãy để chúng chịu thất bại.
Khi mà thành công thì dễ dàng được công nhận, việc bé phải chấp nhận thất bại là rất khó. Nhưng quả quyết rằng, để bé tự vấp ngã rồi tự đứng lên sẽ giúp bé cứng cáp hơn. Bé sẽ dần trưởng thành, tự tin và ngày càng cố gắng hơn. Chắc hẳn cha mẹ nao cũng mong muốn như vậy.
Có thể nói, có rất nhiều cách để giúp con tự tin hơn vào bản thân dần dần mỗi ngày. Mỗi cha mẹ đều nên dành thời gian bên con trong khoảng thời gian khi bé đang phát triển. Trên đây là một số gợi ý của quayphimchobe.com gợi ý cho các cha mẹ tham khảo.
Nguồn: quayphimchobe.com
Mình có tham khảo các mẹo bài viết và thấy con tự tin vào bản thân hơn hẳn